Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2018

Vai trò của Unit Test

Trong bài post trước  mình đã giới thiệu cho các bạn về Unit Test, nhưng để các bạn có động lực hơn trong việc triển khai Unit Test cho dự án của mình thì ở bài pots này mình sẽ đào sâu vào vai trò của unit test, bên cạnh đó là những mục tiêu và nguyên tắc để có thể viết unit test tốt hơn. Unit Test góp phàn rất lớn trong việc làm tăng đáng kể chất lượng dự án của chúng ta, nhưng viễn cảnh tươi đẹp đó chỉ xảy ra khi Unit Test được viết một cách hợp lý.  Chúng ta cần nhận ra một điều rằng: Unit Test không phải là pass hết test case Khi bắt đầu bước chân vào cuộc chơi Unit Test, hầu như các bạn đều cố gắng làm sao cho tất cả các test case đều xanh. Nhưng khổ nỗi, mục đích của Unit Test không phải là như vậy, không như chúng ta hằng ngày chạy qua các ngã 4 đường và chỉ muốn nhìn thấy đèn tín hiệu màu xanh. Hãy viết unit test sao cho mọi việc của bạn là modify source code implement chứ không phải là nỗ lực chỉnh sửa code test Nhìn thấy test case fa...

Giới thiệu về Unit Test

Hình ảnh
Unit test là gì? Khái niệm về unit test Unit Test – Kiểm tra mức đơn vị. Để có thể hiểu rõ về Unit Test, khái niệm trước tiên ta cần làm rõ: thế nào là một đơn vị PM (Unit) Một Unit là một thành phần PM nhỏ nhất mà ta có thể kiểm tra được. Theo định nghĩa này, các hàm (Function), thủ tục (Procedure), lớp (Class), hoặc các phương thức (Method) đều có thể được xem là Unit. Các khái niệm liên quan đến Unit Test Assertion:  Là một phát biểu mô tả các công việc kiểm tra cần tiến hành, thí dụ: AreEqual(), IsTrue(), IsNotNull()… Mỗi một UT gồm nhiều assertion kiểm tra dữ liệu đầu ra, tính chính xác của các lỗi ngoại lệ ra và các vấn đề phức tạp khác như: Sự tồn tại của một đối tượng Điều kiện biên: Các giá trị có vượt ra ngoài giới hạn hay không  Thứ tự thực hiện của các luồng dữ liệu Test Point:  Là một đơn vị kiểm tra nhỏ nhất, chỉ chứa đơn giản một assertion nhằm khẳng định tính đúng đắn của một chi tiết mã nào đó. Mọi thành viên dự án đều có thể v...

Giới thiệu về Single Sign On

Hình ảnh
Mở đầu bài viết bằng cụm từ khóa tìm kiếm mà hầu hết các bạn lần đầu nghe về SSO sẽ search trên google... Single Sign On là gì? Đầu tiên là khái niệm về Single Sign On theo Wikipedia Theo Wikipedia Single Sign On là một thuật ngữ của việc kiểm soát truy cập nhiều hệ thống liên quan. Với việc sử dụng thuật ngữ này cho phép người dùng đăng nhập với một ID và mật khẩu duy nhất để có thể truy cập vào một hệ thống hay nhiều hệ thống kết nối với nhau mà không cần sử dụng nhiều tên đăng nhập và mật khẩu khác nhau của từng hệ thống. Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng thuật ngữ này là Google, Google sử dụng cho những sản phẩm của họ như: Gmail, YouTube, Google Maps... Điều này được thực hiển bởi một "dịch vụ trung tâm" (trong trường hợp Google là https://accounts.google.com ). Khi bạn đăng nhập lần đầu tiên, cookie được khởi tạo ở "dịch vụ trung tâm", sau đó khi bạn truy cập vào hệ thống thứ hai thì trình duyệt sẽ chuyển hướng tới trung tâm nhưng b...

Hướng dẫn cài đặt Python và IDE PyCharm

Hình ảnh
Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược về Python, nên bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Python và IDE PyCharm để phục vụ cho việc học ngôn ngữ Python được dễ dàng hơn. Mình sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn chi tiết nhất có thể trên các hệ điều hành Win, Linux, MacOS. Cài đặt Python Window Bạn có thể tải Python tại đây:  https://www.python.org/downloads/ Chọn phiên bản bạn cần cài đặt (Trong bài viết này mình chọn Python 3.6). Nhấp đúp vào file vừa tải về để cài đặt. Tại đây có 2 tùy chọn: Install Now:  Mặc định cài Python vào ổ C, cài sẵn IDLE (cung cấp giao diện đồ họa để làm việc với Python), pip và tài liệu, tạo shortchut,... Customize installation:  Cho phép bạn chọn vị trí cài và tính năng cần thiết. Kiểm tra lại để chắc chắn Python đã được cài đặt vào máy bạn theo cách sau: Bước 1:  Trên "Start Menu" của  Windows  bạn chạy  IDLE (Python 3.6 64bit) Bước 2:  Chương trình  "Python Shell"  đã được ch...

Tại sao lại là Python?

Hình ảnh
Nếu có ai đó hỏi mình vì sao lại chọn Python là ngôn ngữ chính khi mình học lập trình cũng như trong công việc thì mình sẽ trả lời ngắn gọn là: "Vì nó gần gũi!". Đó là câu trả lời của mình còn với mỗi người sẽ có câu trả lời riêng. Để tìm ra câu trả lời cho chính bạn, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về Python... Python là gì? Python  là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích được tạo ra vào cuối những năm 1980 và được đặt tên theo nhóm kịch Monty Python. Python được sử dụng bởi hàng ngàn người trong việc kiểm thử vi mạch tại hãng Intel, sử dụng trong ứng dụng Instagram, cho tới xây dựng các video game với thư viện PyGame. Nó nhỏ và gần giống với ngôn ngữ tiếng Anh, còn có hàng trăm các thư viện từ bên thứ ba. Lịch sử của Python Không giống như tên gọi của một loài bò sát mà nó mang trên mình, Python không nở ra từ trứng mà nó hình thành từ tâm trí của một lập trình viên người Hà Lan tên là  Guido van Rossum.  Guido bắt đầu tạo ra Python vào cuối những năm 1...